Lạng Sơn là một trong những địa điểm được nhiều du khách chọn để du xuân đầu năm. Bởi thời gian này diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Vậy hãy cùng điểm qua một số lễ hội Lạng Sơn nổi tiếng, có lịch sử lâu đời trong bài viết dưới đây của thurbertbaker.com nhé.
I. Những lễ hội Lạng Sơn nổi tiếng nhất
Các lễ hội ở Lạng Sơn luôn thu hút du khách ghé thăm bởi những nét đẹp về văn hóa. Dưới đây là một số lễ hội nổi tiếng tại Lạng Sơn.
1. Lễ hội đền vua Lê
Đây là một trong những lễ hội lớn ở Lạng Sơn có quy mô đặc sắc. Thời gian diễn ra lễ hội là ngày 23 tháng 1 âm lịch. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn dẹp giặc ngoại xâm của vua Lê Thái Tổ và vua Lê Lợi.
Có thể nói, lễ hội đền vua Lê chính là minh chứng cho truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Sau nghi thức dâng hương sẽ là những hoạt động giải trí, chương trình văn nghệ hấp dẫn như đánh cờ tướng, đẩy gậy… Bên cạnh đó tham gia lễ hội đền vua Lê, bạn sẽ được lắng nghe làn điệu hát then, những điệu múa sư tử.
2. Lễ hội Quỳnh Sơn – Bắc Sơn
Lễ hội này diễn ra từ ngày 12 đến 13 tháng 1 âm lịch hàng năm, với mục đích là tưởng nhớ đến công ơn của Dương Tự Minh – người có công đánh giặc ngoại xâm, chăm lo đến đời sống nhân dân vào thời nhà Lý.
Bên cạnh đó, thông qua lễ hội Lạng Sơn này, người dân còn tổ chức các nghi thức cầu mưa, mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trong đó, nghi thức rước kiệu ông Dương Tự Minh là nghi thức chính. Ngoài ra, người dân sẽ tổ chức nhiều trò chơi, hoạt động dân gian như đánh cờ tiên, gói bánh chưng, đánh đu…
3. Lễ hội chùa Tam Thanh
Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng tại Lạng Sơn, ngôi chùa này còn thu hút khách du lịch đến cúng viếng vào ngày 15 tháng 1 âm lịch. Bởi đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội chùa Tam Thanh.
Vào ngày này, du khách thập phương sẽ dâng cúng lễ vật để bày tỏ sự biết ơn đối với các vị thần linh, Phật, thánh và Mẫu. Không những vậy, người dân địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giải trí thú vị như hát hò, múa võ, đấu người…
4. Lễ hội Ná Nhèm
Lễ hội Ná Nhèm diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch hàng năm với mục đích cúng tế Thành Hoàng và mô tả lại quá trình đánh giặc ngoại xâm của người dân địa phương.
Những người tham gia lễ hội sẽ bôi nhọ lên mặt để đánh lạc hướng linh hồn ma giặc. Bên cạnh đó, lễ hội Ná Nhèm còn diễn ra nhiều nghi thức quan trọng như rước tàng thanh (của quý của nam giới), rước mặt nguyệt (sinh thực khí của nữ giới) với mong muốn là con đàn cháu đống.
Cũng chính bởi nghi thức độc đáo này mà hàng năm có rất nhiều du khách tham gia lễ hội Ná Nhèm. Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động giải trí, trò chơi hấp dẫn.
5. Lễ hội chùa Tiên
Thời gian diễn ra lễ hội chùa Tiên là ngày 18 tháng 1 âm lịch. Nguồn gốc hình thành lễ hội Lạng Sơn này là từ tín ngưỡng thờ đá, thờ nguồn nước của người dân địa phương.
Lễ hội có ý nghĩa là cầu tài lộc, cũng như là dịp để du khách vãn cảnh xuân tại Lạng Sơn.
Bên cạnh đó, lễ hội chùa Tiên còn là dịp gặp gỡ của các đồng bào dân tộc sinh sống ở đây, cũng tham gia những trò chơi dân gian như đánh cờ người, múa sư tử…
6. Lễ hội Phài Lừa
Đây là một trong những lễ hội có truyền thống lâu đời nhất tại Lạng Sơn. Thời gian tổ chức lễ hội Phài Lừa là ngày 4 tháng 4 hàng năm, 3 năm tổ chức 1 lần vào năm nhuận.
Sau phần lễ sẽ là phần hội với các cuộc thi tài của trai làng qua các môn thể thao sôi động như đua thuyền, bơi, bắt vịt… Người dân sẽ đứng tập trung ở hai bên bờ sông để cổ vũ cho các đội.
Ngoài ra, tham gia lễ hội Phài Lừa, bạn có được thưởng thức những làn điệu sli, câu hát lượn độc đáo của người dân xứ Lạng.
7. Lễ hội Lạng Sơn – Hội chùa Bắc Nga
Hội chùa Bắc Nga được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch, đây cũng là lễ hội lớn nhất của ngôi chùa này trong năm. Chùa Bắc Nga nổi tiếng về sự linh thiêng nên được nhiều người lui tới vào dịp đầu năm đều cầu mong, ước nguyện.
Bên cạnh đó cũng có nhiều hoạt động giải trí được tổ chức ngoài chùa. Đến với lễ hội, bạn sẽ đực thức thưởng những khúc hát giao duyên của người dân xứ Lạng và những món ăn đặc sắc ở nơi đây.
8. Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức sau dịp Tết nguyên đán với mong ước mưa thuận gió hòa, người dân bình an, mùa màng bội thu.
Tiếp nối phần hội sẽ là những điệu múa, hoạt động văn nghệ mang đậm nét đẹp truyền thống của người dân địa phương như hát then, hát sli, kéo co, đi cà kheo…
9. Lễ hội Bủng Kham
Lễ hội Bủng Kham được tổ chức cũng nhằm thể hiện sự biết ơn đối với thần linh, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và làm ăn phát đạt. Thời gian diễn ra lễ hội là ngày 4 tháng 1 âm lịch hàng năm.
Điểm nổi bật nhất của lễ hội Lạng Sơn này chính là nghi thức gieo lộc, thụ lộc. Người tham gia sẽ tranh nhau nhặt càng nhiều thúng lộc càng tốt. Bởi nhặt càng nhiều thì sang năm làm ăn càng thuận lợi.
10. Lễ hội đầu pháo
Đây là một trong những lễ hội rất đặc sắc của người dân xứ Lạng được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng 1 âm lịch.
Theo đó, một dây pháo dài khoảng 8 tấc, to 1.5cm sẽ được đốt sau khi khai hạ. Ai cướp được vòng đầu pháo sẽ được thưởng lớn cũng như gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Bởi vậy mà hoạt động này thu hút rất nhiều thanh niên tham gia với không khí náo nhiệt. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động thú vị khác như lễ đón rước thổ công, thần sông Kỳ Cùng… về dự hội.
II. Kết luận
Tóm lại, Lạng Sơn là có rất nhiều lễ hội mang đậm nét truyền thống, văn hóa đặc sắc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về những lễ hội Lạng Sơn. Nếu có dịp bạn hãy đến đây để trải nghiệm nhé. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều thông tin hữu ích về các lễ hội nổi tiếng trong nước cũng như nước ngoài nhé.