Hiện nay ở Việt Nam tình trạng một số loài động vật đang ở mức báo động đỏ vì nạn buôn bán, săn bắt trái phép ngoài ra cũng do biến đổi khí hậu thời tiết làm ảnh hưởng đến sự sinh thái. Cùng thurbertbaker.com điểm danh những con vật quý hiếm ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng và cần bảo vệ qua bài viết dưới đây nhé.
I. Top 5 con vật quý hiếm ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng
1. Bò tót
Hiện nay ở Việt Nam chỉ còn khoảng 300 con được phân bổ ở các vườn quốc gia như Lâm Đồng, Lào Cai, Kon Tum. Bởi vậy đây là một trong những con vật quý hiểm ở Việt Nam cần được bảo tồn.
Bò tót là giống bò lớn nhất trong họ nhà bò, có tên khoa học là Bos Gaurus. Đây là loài động vật thuộc bộ guốc chẵn, có lông màu hơi sẫm sẫm và kích thước rất lớn, thường sinh sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và Ấn Độ.
Bò tót còn có tên gọi khác là bò rừng Bizon Ấn Độ hay bò rừng Mã Lai. Ở Việt Nam, bò tót được xếp vào nhóm bò tót Đông Dương hay bò tót Đông Nam Á và được sách đỏ Thế giới xếp vào nhóm động vật quý hiếm 1B cần bảo tồn ở mức độ nguy cấp.
Giống bò này có chiều cao có thể lên đến 2m và nặng gần 2 tấn. Đây là giống bò có đầu to, trán hơi dẹt, lõm và trên trán thường có một vài đốm trắng. Sừng của chúng tương đối khỏe và cân đối, gốc sừng màu vàng xám mút sừng nhọn và đen bóng.
Lông của bò tót thường ngắn, mượt có màu nâu thẫm hoặc hơi đen xám. Phần lông ở bụng thường dài hơn màu nâu nhạt. Thông thường con cái sẽ có màu hung đỏ, phần chân từ khoeo trở xuống lại có màu trắng đục, có đuôi dài màu đen.
Nơi sinh sống của loài bò này thường là rừng khộp, rừng hỗn giao tre nứa, rừng già xanh và rừng thứ sinh đại hình tương đối cao 500 – 1.5000m so với mặt nước biển.
2. Sao la – Con vật quý hiếm ở Việt Nam
Sao la được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1992, một trong những phát hiện gây chấn động thế giới bởi việc phát hiện ra một loài động vật lớn vào thế kỷ 20 là khó xảy ra.
Chúng thuộc nhóm động vất quý hiếm trên thế giới được tìm thấy ở những vùng núi thuộc dãy Trường Sơn của Việt Nam và Lào. Loài động vật này có nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên và được xếp hạng ở mức nguy cấp trong sách Đỏ Việt Nam cũng như sách Đỏ Thế giới.
Loài động vật này có kích thước lớn, thân dài từ 1,3m – 1,5m với trọng lượng 80 – 120kg. Chúng có đầu màu nâu sẫm và có những vạch trắng hoặc đen nhạt. Mặt chúng có màu nâu sẫm hoặc màu nâu đỏ nhạt và có các sọc trắng ở mắt và nhiều vùng trắng ở cổ và cằm.
Phần lưng của sao la có màu nâu, với bộ lông mềm mượt và có các xoáy ở giữa, hai bên cổ và vai. Sao la có cặp sừng dài, thằng và không chẻ đôi như hươu.
Hiện tại có khoảng 50 – 60 cá thể sao la được nuôi dưỡng tại các vườn quốc gia. Tuy nhiên loài thú quý hiếm này có thể gặp những mối đe dọa đến môi trường sinh sống và số lượng loài do nạn săn bắt trái phép.
3. Hươu vàng
Hươu vàng chính là con vật quý hiếm ở Việt Nam tiếp theo mà chúng tôi muốn kể đến. Là một loài động vật có vú thuộc họ nhà Hươu nai, bộ guốc chẵn. Ở nước ta, hươu vàng thường sinh sống ở vùng Tây Nguyên, trong những khu vực đầm lầy ở các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum, Đồng Nai và Lâm Đồng.
Hiện nay ở Việt Nam theo thống kê còn khoảng vài trăm con, vì nguy cơ diệt chủng cao nên Hươu vàng được đưa vào danh sách Đỏ. Đây là những loài hươu có kích thước tương đối nhỏ và có màu nâu hoặc màu vàng đậm.
Hươu vàng ở Việt Nam có tầm vóc nhỏ, chậm chạp và nặng nề. Chúng có kích thước trung bình dài khoảng 1,3 – 1,5m và vào từ 66 – 74cm. Hươu vàng sở hữu bộ lông ngắn mền, màu vàng hung. Phần lông ở ngực thường dài thô và không tạo thành bờm. Sừng của chúng dài khoảng 37 – 50cm, mảnh ngắn và có từ 2 – 3 nhánh.
Đặc biệt, hươu vàng có màu sắc lông thay đổi theo mùa. Vào màu đông chúng thường có màu lông màu hạt dẻ hoặc nâu sẫm. Trong một năm chúng sẽ thay lông 1 lần và thời gian từ tháng 1 cho đến tháng 5. Trong thời gian này lông của chúng sẽ xù lên và rụng thành từng đám lởm chởm.
4. Hổ Đông Dương
Hổ là loài vật lớn nhất trong họ nhà mèo, nặng tới 250kg. Hổ đặc trưng với nền lông vàng xen kẽ những sọc đen trên lưng, phần bụng thường có màu trắng.
Ở trên thế giới hiện đang có 5 phân loài hổ, hổ sống ở vùng Đông Nam Á và Việt Nam là hổ Đông Dương. Loài hồ này có kích thước nhỏ hơn các phân loài khác.
Do tình trạng săn bắn trái phép mà số lượng hồ ngày nay giảm mạnh, chỉ còn vài chục cá thể đang sinh sống tại các rừng của Việt Nam. Hiện tại, những cá thể hổ còn sống sót đã được các nhà chức trách nuôi trong chuồng để đảm bảo duy trì tình trạng sống sót của chúng và cũng tránh bị săn bắt.
Theo các chuyên gia tại Việt Nam loài hổ hoang dã đã gần như tuyệt chủng, nếu có thì chúng thường được phân bố ở các khu vực giáp với biên giới Campuchia, Lào và từ Nghệ An đến Quảng Nam.
5. Voọc mũi hếch
Voọc mũi hếch là một trong những con vật quý hiếm ở Việt Nam chỉ xuất hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Do tình trạng săn bắt quá mức và phá rừng làm nương rẫy đang đẩy loài động vật này đến nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, tại Việt Nam ước tính còn khoảng 110 cá thế đang sinh sống.
Voọc mũi hếch có lông màu nâu đen và phần lông đầu, quanh mặt có màu trắng kéo dài xuống bụng. Đuôi của chúng rất dài và lông xù, voọc mũi hếch cũng là một trong những loài linh trưởng quý hiếm.
Vào năm 2002 người ta đã phát hiện ra một quần thể Voọc mũi hếch khoảng 60 con tại rừng Khau Ca (Hà Giang). Từ đó dự án bảo tồn Voọc mũi hếch đã được triển khai.
II. Kết luận
Hiện nay tình trạng săn bắt và mua bán trái phép những con vật quý hiếm ở Việt Nam ngày càng nhiều. Chính vì thế đã dẫn đến một số loài có nguy cơ rơi vào tình trạng tuyệt chủng. Do đò việc tuyên truyền và có những biện pháp ngăn chặn là vô cùng cấp bách.
Hy vọng với những thông tin bên trên giúp bạn nắm bắt được một số loài vật quý hiếm đang rơi vào tình trạng báo động. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết tin tức tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin thú vị nhé.